HomeColorThiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không?

Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không?

image - Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp không?

Không biết vẽ thì có nên theo học thiết kế đồ họa hay không? Hội họa và thiết kế đồ họa có liên quan tới nhau như thế nào? Tại sao người ta thường gán ghép 2 lĩnh vực này với nhau? Cùng chúng mình tìm hiểu thêm qua bài viết này nhé!

  • Cách đổ màu cơ bản trong Photoshop
  • Nishimoto Kimiko và niềm đam mê không tuổi
  • Tạo GIF bằng Photoshop – 5 bước cực nhanh và đơn giản
  • Mẹo thiết kế slide dành cho tân sinh viên
  • Motion graphis trends for 2018 · xu hướng đồ họa chuyển động năm 2018
  • 5 xu hướng thiết kế dự đoán “gây bão” năm Mão bùng nổ

1. Thiết kế đồ họa là gì? Vì sao người ta thường nghĩ thiết kế đồ họa cần biết vẽ tay

Hiểu 1 cách đơn giản, thiết kế đồ họa là công việc chuyển hóa ý tưởng, thông điệp nào đó thành hình ảnh để truyền thông. Sản phẩm của thiết kế đồ họa có thể là các poster, banner, website, các ấn phẩm khác như tạp chí, catalouge, hay thậm chí là cả phim 2D, 3D, vv… thiết kế đồ họa đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút đối tượng mục tiêu về mặt thị giác, khiến họ muốn tìm hiểu thêm về nội dung cần được truyền tải.

Vậy tại sao mọi người lại nghĩ đến vẽ tay khi nói tới thiết kế đồ họa?

Hầu hết các chuyên ngành thiết kế tại các trường đều dạy vẽ tay, và đối với những ngành thiết kế khác như thời trang hay kiến trúc, biết vẽ tay là điều kiện tiên quyết. Điều này khiến cho hầu hết mọi người đều cho rằng ai làm thiết kế đều giỏi vẽ tay. Tuy nhiên, đối với thiết kế đồ họa, kĩ năng vẽ tay được xem là một kĩ năng bổ trợ chứ không thực sự bắt buộc.

2. Vậy vẽ tay có thật sự cần thiết hay không?

Câu trả lời phụ thuộc vào lối đi mà bạn sẽ chọn theo. Đối với mảng đồ họa 2D, chỉnh sửa ảnh, làm quảng cáo, thiết kế web,.. chúng ta ứng dụng công nghệ để làm là chủ yếu. Chỉ cần nắm vững các nguyên lý thiết kế và biết sử dụng thành thạo các công cụ như Photoshop, Illustrator, InDesign, bạn đã có thể thỏa sức sáng tạo ra hàng loạt ý tưởng rồi. Tuy nhiên, nếu biết vẽ tay, bạn có thể phác thảo trước những bản nháp, giúp quá trình thiết kế trên máy dễ dàng hơn.

Còn về mảng 3D – digital art, bao gồm vẽ minh họa, vẽ concept nhân vật, xây dựng nhân vật games,… công việc sẽ đòi hỏi kĩ năng nhiều hơn để cảm nhận các chất liệu, phân tích hướng sáng, độ bóng, từ đó thể hiện nhân vật một cách tối ưu. Vì vậy, vẽ tay là kỹ năng gần như bắt buộc trong những chuyên ngành này.

Tóm lại, kĩ năng vẽ tay sẽ là một ưu thế không thể chối bỏ nếu như bạn thực sự nghiêm túc với việc trở thành designer chuyên nghiệp. Vấn đề đặt ra tiếp theo là nếu không được dạy, chúng ta nên bắt đầu học vẽ tay như thế nào. Đọc tiếp phần dưới để ColorME mách nước cho bạn nhé 😉

3. Làm thế nào để cải thiện kĩ năng vẽ tay?

Bắt đầu với việc phác thảo

Chọn 1 vật mẫu để vẽ (đơn giản thôi nhé), có thể là chú mèo nhà bạn, hoặc bó hoa bạn thích. Khi mới bắt đầu thì có vật mẫu sẽ giúp bạn thực hành đơn giản hơn việc tự tưởng tượng, đồng thời nhìn mẫu cũng giúp bạn dễ tập trung hơn nữa.

Hãy vẽ khung lớn trước, sử dụng các nét đứt rồi dần dần hoàn thiện bằng các chi tiết. Sau đó, để tạo chiều sâu cho bức vẽ, bạn có thể thử đánh bóng thêm.

Vẽ đồ vật từ các hình khối cơ bản

Phác thảo các đường nét chỉ là một phần, thành thạo sử dụng các hình khối bạn sẽ có thể bắt đầu vẽ ra những gì tưởng tượng trong đầu.

Hãy thử kết hợp các khối cơ bản để tạo hình, bắt đầu với các đối tượng đơn giản trước. Bạn có thể dựng 1 cái bàn với các hình chữ nhật và hình trụ, hoặc một con rắn từ các vòng tròn. Khi bạn hình dung ra một vật thể được cấu tạo nên từ những hình khối nào, bạn sẽ có khả năng vẽ mà không cần nhìn mẫu.

Quan sát đối tượng, phân tích xem làm thế nào để đặt các hình khối vào chúng và đừng dừng tại đó, hãy phân tích cả từ góc nhìn khác nữa nhé!

“Practice makes perfect” – Thực hành nhiều hơn nữa

Vẽ cũng gần như bơi lội hay đạp xe vậy. Ta có thể thực hành thường xuyên, bất cứ khi nào rảnh rang thời gian, hãy ngồi xuống bàn và đặt tay vẽ. Bạn cũng có thể thử thực hành với nhiều loại dụng cụ khác nhau, bút chì là 1 ví dụ điển hình. Đối với bút chì, HB (#2) là loại tiêu chuẩn. Bút chì dòng H nét mảnh, dễ tẩy tuy nhiên cũng dễ làm hằn lên giấy, thường dùng để phác họa hoặc trong các bản vẽ kiến trúc cần sự chính xác cao. Bút chì dòng B nét đậm hơn và để lại nhiều than chì lên giấy, dễ bị nhòe, thường được sử dụng để đánh bóng vì có thể đạt nhiều độ sáng, tối khác nhau.

Ngoài ra, đừng ngại tìm hiểu thêm các đầu sách dạy vẽ hoặc các khóa học online, chúng đem lại nhiều kiến thức hơn bạn nghĩ đấy!

Tham khảo thêm:

> Sketch là gì? Tầm quan trọng của Sketch trong thiết kế đồ họa

> Doodle art là gì? Những sự thật thú vị về doodle art

TẠM KẾT

Rất nhiều người muốn bỏ qua vẽ tay mà “nhảy vào” làm bằng máy tính, không có gì sai trái với việc này cả. Tuy nhiên, ta nên cân nhắc những lợi thế của việc biết vẽ tay. Một dự án càng quy mô, càng nhiều ý tưởng phải thể hiện, bạn càng phải trình bày nhiều bản nháp, lúc ấy những phác thảo sẽ phát huy tác dụng và giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như công sức so với việc sử dụng phần mềm.

Nếu bạn đang có ý định khởi động hành trình thiết kế đồ họa của mình từ việc học vẽ tay nhưng chưa biết nên bắt đầu ra sao, đừng bỏ qua khóa học thiết kế đồ họa chuyên sâu của ColorME. Đây sẽ là lựa chọn thích hợp nhất với mong muốn của bạn đấy! 

#vẽ tay

# hand drawing

# thiết kế đồ họa

# graphic design

# Thiết kế chuyên sâu


Quỳnh Lê

· 2020-01-05 16:20:47
· 16284 lượt xem

Đánh giá bài viết

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee.com