HomeColor3 thông số điều chỉnh ánh sáng những “tân binh” chơi ảnh...

3 thông số điều chỉnh ánh sáng những “tân binh” chơi ảnh cần biết

image - 3 thông số điều chỉnh ánh sáng những “tân binh” chơi ảnh cần biết

Đối với những người có hứng thú và bắt đầu mon men theo nhiếp ảnh, việc nắm bắt và hiểu rõ về 3 thông số điều chỉnh ánh sáng gồm khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng của máy ảnh là vô cùng cần thiết! Hãy cùng ColorME tìm hiểu cụ thể hơn về các thông số trên nhé!

  • Chụp Film cho người mới bắt đầu: Phân loại Film.
  • 03 Phần mềm vẽ truyện tranh trên máy tính phổ biến nhất
  • Poster phim (Phần 2): 5 bước thiết kế Poster phim ấn tượng
  • Cách copy Slide dễ dàng không gặp lỗi
  • Quy trình thiết kế Video motion Graphic
  • Hướng dẫn thay đổi kích thước ảnh trong Photoshop

1. Khẩu độ (Aperture)

1.1 Khẩu độ là gì?

Khẩu độ

Khẩu độ là độ mở của ống kính, kí hiệu là f, giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến của máy ảnh.

  • Đơn vị được dùng để đo khẩu độ là mm, số hiển thị càng nhỏ thì độ mở khẩu càng lớn:

  • Ví dụ như 1.8 < 2.8, vậy nên khẩu độ f/1.8 sẽ lớn hơn khẩu độ f/2.8, độ mở khẩu của f/1.8 sẽ lớn hơn f/2.8

1.2 Hiệu ứng của khẩu độ

1.2.1 Đối với ánh sáng

Hiệu ứng của khẩu độ

Khẩu càng mở thì lượng ánh sáng đi vào máy càng nhiều. Từ đó dẫn đến việc ảnh càng sáng.

  • Khẩu càng đóng thì lượng ánh ảnh đi vào máy càng ít. Từ đó dẫn đến việc ảnh càng tối.

  • Trong trường hợp thiếu sáng, những máy ảnh có khẩu độ mở được càng lớn là một lợi thế. 

1.2.2  Đối với độ sâu trường ảnh

  • – Hiểu một cách đơn giản là độ rõ nét của 1 bức ảnh ( rõ nét 1 phần hoặc rõ nét toàn phần). Nói một cách mĩ miều và chuyên môn hơn thì các bạn có thể dùng độ sâu trường ảnh ^^ 

  • Ảnh không xóa phông và ảnh xóa phông

    – Khẩu càng mở thì độ sâu trường ảnh càng nông, dẫn đến hiện tượng xóa phông mà chúng ta thường thấy

  • -Ngược lại, khẩu càng đóng thì độ sâu trường ảnh càng sâu

  • – Với những bạn có sở thích chụp ảnh chân dung: 

  • Để có được một tấm hình xóa phông ưng ý, hãy lựa chọn cho mình chiếc máy ảnh có độ mở khẩu ít nhất là f/2.8 nhé!

  • 2. Tốc độ màn trập (Shutter Speed)

  • 2.1 Tốc độ màn trập là gì?

  • Tốc độ màn trập

    – Trong máy ảnh có một bộ phận gọi là màn trập hoặc cửa trập, là lớp màn hình bằng kim loại được đặt trước cảm biến.

  • – Tốc độ màn trập là khoảng thời gian màn trập mở ra để ánh sáng chiếu qua thấu kính đi vào cảm biến. Sau khi đã thu được đủ ánh sáng, cửa màn trập sẽ ngay lập tức đóng lại.
    – Tốc độ màn trập được tính bằng giây:

    • + Nếu lớn hơn 1 giây thì chỉ cần đọc là 1 giây, 2 giây,…
      Được kí hiệu trong máy ảnh sẽ là 2 dấu phẩy ( “). 

    •  Ví dụ: 2 giây thì sẽ hiển thị là 2”

    • + Nếu nhỏ hơn 1 giây thì sẽ được đo bằng mẫu số của giây. 

    • Ví dụ: 1/100 có nghĩa là 1/100 giây; 1/50 có nghĩa là 1/50 giây

    • Trong máy ảnh, thường tốc độ sẽ chỉ hiển thị phần mẫu số của giây. Ví dụ 1/100 giây thì sẽ chỉ hiển thị là 100.
  • 2.2 Hiệu ứng của tốc độ màn trập

    2.2.1 Đối với ánh sáng

    • – Nếu tốc độ màn trập chậm, máy ảnh sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn. Từ đó dẫn đến việc ảnh sẽ sáng hơn

    • – Nếu tốc độ màn trập nhanh, máy ảnh sẽ thu được ít ánh sáng hơn. Từ đó dẫn đến việc ảnh sẽ tối hơn

  • 2.2.2 Đối với hiệu ứng chuyển động

    • Hiệu ứng bóng mờ

    • – Nếu tốc độ màn trập càng chậm, tức là thời gian ánh sáng tiếp xúc với cảm biến dài, sẽ tạo ra một hiệu ứng “bóng mờ”

    • + Hiểu đơn giản là sẽ xuất hiện những vệt bóng trắng xung quanh hướng chuyển động của vật thể, tạo cảm giác ảnh bị mờ nhòe

    • – Nếu tốc độ màn trập càng nhanh, tức là thời gian ánh sáng tiếp xúc với cảm biến ngắn, sẽ tạo ra hiệu ứng “đóng băng chuyển động”

    • Hiệu ứng đóng băng

    • + Tức là chúng ta có thể chụp được một cách rõ nét dù vật thể đang chuyển động rất nhanh

    • – Thông thường:

    • + Từ 1/125 giây trở xuống được xem là tốc độ màn trập nhanh (mẫu số càng lớn thì phân số càng bé)+ Từ 1/100 giây đến 1 giây được xem là tốc độ màn trập tương đối dài
      + Từ 1 giây trở lên được xem là tốc độ màn trập dài, thường được chụp trong điều kiện thiếu sáng và có chân máy

    • – Tốc độ màn trập sẽ được cài đặt một cách hợp lý nhất tùy theo mục đích và dụng ý của người chụp

    • + Ví dụ như chụp các hoạt động thể thao thì thường để tốc độ màn trập nhanh, vì tính chất hay chạy nhảy, chuyển động nhanh

    • + Chụp thác nước thì thường để tốc độ màn trập chậm, tạo cảm giác thác nước đang chảy

  • 3. Độ nhạy sáng của máy ảnh (ISO)

  • 3.1 Độ nhạy sáng của máy ảnh là gì?

  • – Độ nhạy sáng của máy ảnh, hay còn được gọi là ISO ( International Organization for Standardization) có nghĩa là Tổ chức chuẩn hóa quốc tế, là một tổ chức quyết định tiêu chuẩn hóa và xếp hạng độ nhạy cho cảm biến máy ảnh.
    – ISO tác động đến độ sáng hay tối của bức ảnh

  • 3.2 Hiệu ứng của độ nhạy sáng của máy ảnh

  • Hiệu ứng của ISO

  • – Bởi vì ISO tác động đến độ sáng của bức ảnh nên ISO càng cao thì ảnh càng sáng, ISO càng thấp thì ảnh càng tối

  • – Tuy nhiên, ISO càng cao thì dẫn đến việc ảnh của bạn sẽ bị nhiễu, chất lượng ảnh sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là đối với những vùng càng tối thì càng có nhiều “noise” (các bạn có thể hiểu là độ nhiễu nha)

  • – Bởi vậy, trong điều kiện ánh sáng đầy đủ (chụp ngoài trời,..), bạn nên hạn chế việc để ISO quá cao. Mức ISO phù hợp thường từ 200 trở xuống

  • – Trong điều kiện ánh sáng không đủ, hoặc bạn muốn chụp phơi sáng thì đừng quên sắm cho mình một cái chân máy nhé! Chân máy sẽ giúp cho ảnh của bạn tránh bị mờ, nhòe

Lời kết

Để có một bức ảnh đẹp, ngoài việc nắm rõ được 3 thông số trên thì việc kết hợp chúng một cách thành thạo cũng là một điều hết sức quan trọng. Để biết thêm thông tin và học hỏi thêm kiến thức, đừng ngại ngần ghé thăm website ColorME và tìm hiểu về khóa học Photography của chúng mình nhé!

#thông số điều chỉnh ánh sáng

# photography

# thông số

# nhiếp ảnh

# khẩu độ

# tốc độ màn trập

# iso

# colorme


Thanh Tâm

· 2021-03-18 11:44:16
· 10310 lượt xem

Đánh giá bài viết

Bài Viết Liên Quan

Bài Viết Mới

oversizedtee.com