Concept art – một khái niệm vẫn còn mới mẻ tại Việt Nam nhưng lại khá phổ biến trong lĩnh vực nghệ thuật-giải trí trên thế giới. Vậy concept art là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn cảnh về concept art
- Tách tóc khỏi nền trong Photoshop không khó như bạn nghĩ
- 5 điều cơ bản cần lưu ý khi thiết kế PowerPoint
- [Tips] để có một Instagram hoàn hảo
- Isometric là gì? Ý nghĩa của phương pháp vẽ 3D Isometric
- Chứng khó đọc và giải pháp trong lựa chọn Font
- 6 luật trong thiết kế bạn đừng phạm phải
Concept art là gì?
Trong ngành công nghiệp giải trí, concept art là loại hình nghệ thuật được sử dụng để phát triển hình ảnh cho các dự án giải trí. Dự án này có thể là trò chơi điện tử, phim ảnh, phim hoạt hình hoặc series dài tập, board game, v.v …
Concept Art là một dạng minh họa ý tưởng, yêu cầu của một bản vẽ concept về hình dáng, tính cách, tâm trạng nhân vật trong một trò chơi điện tử, bộ phim… Tuy nhiên nó chỉ dừng ở mức cho người xem có khái niệm về ý tưởng và thông tin chung của bản thiết kế mà thôi.
Concept Art bao gồm 2 thành phần chính: “Concept” là các ý tưởng hoặc câu chuyện về chủ đề cụ thể liên quan tới nội dung kịch bản. Và “art” là cách diễn tả “concept” bằng những thiết kế thẩm mỹ và hướng đến mục tiêu đối tượng của quy trình sản xuất.
Concept art tập trung vào việc thiết kế nhân vật, môi trường, đạo cụ, vũ khí, các khía cạnh và yếu tố khác của dự án.
Vai trò của concept art
Concept art đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình sản xuất phim ảnh, trò chơi điện tử. Nằm trong giai đoạn tiền sản xuất, concept art truyền tải ý tưởng của biên kịch thành những bản vẽ từ cơ bản cho đến hoàn chỉnh. Nhờ vậy, người ta sẽ có được những thiết kế ban đầu của sản phẩm để bắt đầu thực hiện các quá trình tiếp theo.
Phân loại concept art
Environment design
Environment design tập trung vào việc tạo ra các cảnh quan hoặc hoạt cảnh, nơi sẽ diễn ra các hoạt động, hành động của nhân vật. Nghệ sĩ chuyên nghiệp ở thể loại này sẽ có con mắt nhạy bén và sắc sảo về bố cục, phối cảnh và thiết kế kiến trúc. Các nghệ sĩ sẽ chịu trách nhiệm trong việc truyền tải và phản ánh cảm xúc, bầu không khí trong các thiết kế cuối cùng.
Sử dụng phần mềm 3D thành thạo là đòi hỏi bắt buộc với các concept artist trong lĩnh vực thiết kế này.
Character design
Character design tập trung vào việc tạo ra các nhân vật hấp dẫn và sinh động cho dự án. Concept artist kỳ cựu trong mảng character design sẽ tạo ra những bộ trang phục, phụ kiện vô cùng tuyệt vời. Bên cạnh đó, họ là những người nắm rõ về giải phẫu con người – động vật và phối cảnh. Kiến thức sâu sắc về giải phẫu cho phép người nghệ sĩ tạo ra những sinh vật có sức thuyết phục dù chúng không hề tồn tại trong thế giới thực. Dựa trên các quy tắc, tỷ lệ sinh vật trong tự nhiên và sức sáng tạo vô hạn của bản thân, hàng loạt những nhân vật “nổi tiếng” đã ra đời như Minion, Simpson Family, Elsa…
Weapon and Asset design
Concept art này tập trung vào việc thiết kế các vật thể, công cụ và vũ khí được trang bị và sử dụng bởi những nhân vật sinh sống trong thế giới mà các artist tạo nên. Giống như lĩnh vực Environment design, để thiết kế các vật phẩm này, concept artist đôi khi sẽ sử dụng phần mềm 3D.
Các nghệ sỹ chuyên nghiệp trong thể loại này là những người đã quen thuộc với các quá trình sáng tạo được sử dụng trong thiết kế công nghiệp. Hiểu nôm na, có thể coi đây là một loại hình thiết kế sản phẩm.
Vehicle design
Giống với thiết kế vũ khí và tài sản, việc thiết kế các phương tiện cũng đòi hỏi người nghệ sỹ có hiểu biết nhất định với các công cụ, quy trình được sử dụng trong thiết kế xe hơi hoặc máy bay. Tuy nhiên, trong ngành công nghiệp giải trí, chúng ta không cần bám sát thực tiễn 100%.Thông thường, các concept artist tham gia vào các dự án games hoặc phim ảnh sẽ thiết kế những thứ như tàu vũ trụ, ô tô bay… với các chức năng chưa từng thấy trong đời thực.
Concept art khác Illustration
Concept art và Illustration art không giống nhau. Mặc dù chất lượng và kỹ thuật của hai thể loại này có nhiều điểm tương đồng và có quan hệ gần gũi với nhau, nhưng chúng có một điểm khác biệt nổi bật. Đó là ở từ ‘concept’.
Mục đích của concept artist là nhanh chóng khám phá ý tưởng và truyền đạt chúng một cách hiệu quả nhất có thể. Trong khi vai trò của họa sĩ minh họa là tạo ra tác phẩm nghệ thuật có giàu cảm xúc và hình ảnh.
Khi bạn muốn tạo hoặc khái niệm hóa các nhân vật chưa hề tồn tại, từ vẻ ngoài, trang phục, bối cảnh, môi trường, kiến trúc, sản phẩm hoặc máy móc.. bạn cần một concept artist. Đây sẽ là người chuyên vẽ các đồ vật như quần áo, xe cộ, đồ chơi hoặc vũ khí, sau đó được sử dụng trong các game, phim ảnh giải trí..vv…
Concept Art cho Harry Potter và Bảo bối Tử thần: phần 1
Còn với illustration (minh họa), bạn sử dụng minh họa khi muốn truyền đạt một thông điệp, một câu chuyện hoặc một ý tưởng trọng tâm bằng các thiết kế hoặc tranh ảnh hấp dẫn, để gợi lên một phản ứng cảm xúc với một đối tượng mục tiêu nào đó.
Ví dụ: Hình minh họa được in trên poster cho phim hoặc trên áo phông, trên bìa đĩa CD hoặc sách hoặc trên thiệp chúc mừng
(Còn tiếp)
#concept art là gì
# concept artist
# nghề concept art
#colorme
#colorme
#image
Kiều Anh
· 2019-08-24 08:53:26
· 34565 lượt xem