Isometric là một phương pháp vẽ hình ảnh tạo hiệu ứng 3D mà những người học hội họa đều cần nắm rõ. Vậy Isometric là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
- 16 tài khoản Instagram về thiết kế UI/UX khơi nguồn cảm hứng cho bạn (Phần 2)
- Màu Retro – Sự hòa quyện của quá khứ và hiện tại
- Funs fact về màu xanh dương
- Cập nhật 5 công cụ thiết kế Logo online miễn phí, hot nhất hiện nay
- Những lưu ý khi làm việc với Designer
- Hướng dẫn chi tiết cắt ghép Video bằng Adobe Premiere
Isometric là một phương pháp vẽ hình ảnh tạo hiệu ứng 3D mà những người học hội họa đều cần nắm rõ. Vậy Isometric là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Isometric là gì?
Isometric là phương pháp mô tả hình ảnh của các đối tượng 3D trong không gian hai chiều. Đây là thao tác cơ bản dành cho những người mới học vẽ tranh 3D.
Isometric giống như một một phép chiếu đo trục, trong đó ba trục tọa độ xuất hiện như nhau và góc giữa bất kỳ hai trong số chúng là 120 độ. Tất cả các đường thẳng đứng được vẽ theo chiều dọc và tất cả các đường ngang chênh 30 độ so với đường cơ sở.
Ý nghĩa của phương pháp vẽ Isometric
Phương pháp này giúp các nhà thiết kế có thể thể hiện được ý tưởng của mình ở giai đoạn đầu của thiết kế. Sau đó, tùy vào yêu cầu, họ sẽ vẽ thêm hoặc chỉnh sửa những chi tiết họ mong muốn để hoàn thành bản vẽ.
Nắm vững được phương pháp Isometric, các bạn có thể sáng tạo hình ảnh với những cách diễn đạt theo góc nhìn 3D một cách sinh động và hợp lí nhất.
Nét đặc trưng của Isometric
Trong thiết kế Isometric, các nhà thiết kế thường phác họa bằng tay thay vì sử dụng thiết bị vẽ (thước) bởi vì việc này sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn cho các nhà thiết kế trong quá trình sáng tạo. Những bản phác thảo được vẽ ra rất nhanh chóng, giúp các nhà thiết kế có thể thể hiện ra ý tưởng trong đầu của mình ra giấy với thời gian rất ngắn.
Trong khi những bản vẽ thiết kế khác có sự phong phú về màu sắc thì bảng thiết kế Isometric lại thiên về tính chính xác của kích thước và vì thế nên màu sắc được thể hiện rất tối giản.
Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế không cần thiết phải thể hiện các chi tiết quá phức tạp, mà phải được phác thảo thật nhanh những ý tưởng có trong đầu. Bởi vậy, phương pháp này rất hữu dụng cho nhà thiết kế.
Cũng chính vì đặc tính này mà bảng thiết kế Isometric được các nhà thiết kế sử dụng trong những buổi gặp mặt với khách hàng, khách hàng sẽ đưa ra những mong muốn về sự thay đổi các chi tiết, sau khi chốt ý tưởng nhà thiết kế mới dùng bản vẽ đó để tạo nên tác phẩm hoàn thiện.
Công dụng của bản vẽ Isometric
Nhà thiết kế sẽ sử dụng phương pháp Isometric để trình bày cách sắp xếp của họ đến khách hàng, đồng thời giải thích về ý đồ lắp ráp các chi tiết trong bản thiết kế.
Với một bản vẽ isometric bình thường, tất cả các bộ phận được lắp ráp lại với nhau. Điều này có nghĩa là các chi tiết quan trọng bên trong không thể được nhìn thấy. Tuy nhiên, với bản vẽ “exploded Isometric”, các thành phần chi tiết trong 1 bản vẽ được “bóc tách” ra rõ ràng giúp cho người dùng nhìn thấy những chi tiết bên trong bản vẽ. Các bộ phận sẽ được tách ra theo 1 đường thẳng trung tâm.
Ngoài ra, bản vẽ isometric còn được ứng dụng trong rất nhiều mảng sáng tạo khác như thiết kế game, phần mềm, ứng dụng, hoạt hình…
Lời kết
Trên đây là một vài nét cơ bản về phương pháp vẽ 3D Isometric dành cho những ai có ý định đi theo con đường hội họa. Nếu bạn cũng có ước mơ trở thành một designer chuyên nghiệp, hãy tham khảo ngay khóa học thiết kế đồ họa của ColorME nhé!
#isometric
#colorme
#colorme
#image
Hà Phương
· 2019-07-27 20:42:31
· 26506 lượt xem