Dadaism là một phong trào nghệ thuật xuất hiện trong Thế chiến Thứ nhất, có ảnh hưởng lớn đến phong cách thiết kế và truyền cảm hứng cho nhiều nhà thiết kế đồ hoạ. Vậy cảm hứng Dadaism là gì? Hãy cùng ColorME tìm hiểu và chiêm ngưỡng những ấn phẩm tiêu biểu trong thiết kế đồ hoạ lấy cảm hứng từ phong cách Dadaism nhé!
- Composition trong After Effects là gì?
- Designer · trước và sau khi làm nghề
- Phần mềm làm Video từ ảnh Proshow Producer: đơn giản, đẹp mắt, nhanh chóng.
- Hướng dẫn sử dụng 5 Phần mềm tua nhanh Video cho beginner
- Bỏ túi cách viết phân số trong Powerpoint nhanh gọn, đơn giản
- Mẹo sử dụng độ tương phản trong thiết kế
Cảm hứng dadaism là gì?
Dadaism hay Dada là một phong trào văn hóa bắt đầu từ Zürich, Thụy Sĩ, trong thời kì thế chiến I và đạt đến đỉnh cao trong giai đoạn 1916-1922. Phong trào này chủ yếu liên quan đến nghệ thuật thị giác, văn học, thơ ca, tuyên ngôn nghệ thuật, lý thuyết nghệ thuật, sân khấu, thiết kế đồ họa, và tập trung vào chính trị chống chiến tranh thông qua việc loại bỏ các tiêu chuẩn hiện hành trong nghệ thuật bằng các công trình văn hoá chống nghệ thuật.
Nếu như các trường phái nghệ thuật khác thường được đặt tên theo nhà phê bình, Dada là trường phái duy nhất được đặt tên theo chính những người nghệ sĩ. Tuy vậy, nguồn gốc tên gọi Dada vẫn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và cho tới nay vẫn chưa có một bằng chứng xác thực nào cho tên gọi này. Khi Hans Richter gia nhập nhóm vào năm 1917, ông cho rằng Dada được lấy từ ngôn ngữ Romanian với ý nghĩa ‘Yes – Yes’ – một lời khẳng định nhiệt huyết và lạc quan về cuộc sống. Một cách lý giải khác phổ biến hơn là Richard Huelsenbeck và Hugo Ball đã tìm ra tên gọi Dada khi tra từ điển Pháp/Đức.
Trong tiếng Pháp, Dada có nghĩa “hobbyhorse” – một bộ đồ chơi gồm những cây gậy và ở cuối mỗi cây được gắn một đầu ngựa. Họ chọn tên này có lẽ bởi tính chất trẻ con và ngây thơ của nó. Ball đã nói rằng: “Tên gọi Dada nghe thật khôi hài, ẩn nấp sau đó chính là sự trống rỗng khi những vấn đề cấp thiết chưa được bao quát.”
Dada là phong trào nghệ thuật ở đó tâm điểm của các nghệ sĩ không phải là tạo ra những bài báo thỏa mãn về phong cách mà còn tạo ra những tác phẩm xoáy sâu vào sự nhạy cảm của tầng lớp trung lưu và tạo ra những câu hỏi rắc rối về xã hội, công việc của nghệ sĩ và động lực đằng sau nghệ thuật.
Mục đích của những ấn phẩm nghệ thuật Dadaism là để chế giễu những thứ mà những thành viên của phong trào này xem là vô nghĩa về thế giới hiện đại. Ngoài phản chiến ra, Dada cũng có tính chất chống tư sản và chủ nghĩa vô chính phủ.
Những nghệ sĩ và ấn phẩm tiêu biểu phong cách Dadaism trong thiết kế đồ hoạ
Một trong những hoạt động mà những nghệ sĩ chủ nghĩa Dada từng tham gia để thể hiện tôn chỉ của hội là sự ra đời của một loạt các bản tuyên ngôn và tạp chí với mục đích công kích các thành phần xã hội, chính trị và văn hóa ủng hộ chiến tranh. Raoul Hausmann, John Heartfield, và George Grosz là 3 trong số những nghệ sĩ tiêu biểu cho hoạt động này.
Ngoài ra Raoul Hausmann, Hannah Höch, John Heartfield và George Grosz là những nghệ sĩ giữ vai trò chủ đạo trong việc thể hiện chủ đề châm biếm đại diện cho Phong trào Dada ở Berlin. Kĩ thuật mà hầu hết họ đều sử dụng để truyền tải sự miệt thị là photo montage: cắt ghép những bức ảnh và con chữ từ những tờ báo và tạp chí đương đại. Sự chân thật của những bức ảnh chụp đã gia tăng tính cá nhân trong tác phẩm thông qua việc kết nối thông điệp với thế giới thực tại.
Hãy cùng ColorME chiêm ngưỡng thêm 1 vài ấn phẩm đặc sắc này nhé!
Tạm kết.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về cảm hứng Dadaism trong thiết kế đồ họa. Nếu bạn yêu thích thiết kế và đang tìm kiếm một lộ trình học bài bản, tham khảo các khóa học thiết kế tại Jweb nhé!
#Dadaism graphicdesign
# Thiết kế chuyên sâu
Thuỳ Dung
· 2020-02-04 18:08:58
· 12538 lượt xem