Cứu máy Xiaomi bị Hard Brick đang là mong muốn của nhiều Mifan, khi không may rơi vào trường hợp vô cùng phức tạp và nghiêm trọng này.
Trong cuộc đời làm Mifan, Hard Brick chắc hẳn là một trong những sự cố khiến bạn bị ám ảnh nhiều nhất. Bởi đơn giản, một chiếc Xiaomi bị Brick cũng đồng nghĩa với việc máy có nguy cơ biến thành “cục gạch” không hơn không kém. Vì vậy, dù thiết bị của bạn đắt đỏ và đẳng cấp đến đâu, bạn vẫn có khả năng phải nói lời “bái bai” với những phút giây trải nghiệm của mình trên dế. Vậy bạn nên làm gì khi gặp phải tình trạng Xiaomi bị Hard Brick.
Để cứu nguy khi đen đủi gặp phải tình trạng này, một vài thông tin được Jweb đề cập bên dưới có thể sẽ hữu ích với bạn:
Hard Brick Xiaomi là gì? Phân biệt Hard Brick với Soft Brick Xiaomi
Brick là hiện tượng Xiaomi bỗng dưng hóa “cục gạch” và không thể tiếp tục hoạt động, cũng không thể vào hệ điều hành do những vấn đề liên quan đến phần mềm. Brick được chia thành 2 trường hợp chính. Đó là Soft Brick và Hard Brick.
✿ Hard Brick: Là một tình trạng vô cùng nguy cấp khi Xiaomi mất Fastboot, không thể vào chế độ Recovery. Dù có bấm bao nhiêu lần nút nguồn, chiếc smartphone của bạn vẫn “nằm yên bất động”. Thậm chí, ngay cả khi bạn cắm sạc vào Xiaomi, biểu tượng sạc pin quen thuộc cũng từ chối hiện lên. Các tín đồ công nghệ vẫn thường ví Hard Brick như một căn bệnh “ung thư lành tính”. Dù nghiêm trọng, nhưng vẫn có hy vọng chữa được.
✿ Soft Brick: So với Hard Brick, Soft Brick có phần nhẹ nhàng hơn. Vì thế, các Mifan vẫn thường ví sự cố này như tình trạng “cảm cúm” thông thường. Khi đó, Xiaomi vẫn có thể khởi động, nhưng không vào được hệ điều hành. Máy bị treo logo nhưng vẫn có thể vào chế độ Fastbook khi được kết nối với máy tính.
Có thể bạn quan tâm:
-
Giải pháp hiệu quả khi điện thoại Xiaomi bị mất cảm ứng
- Với lỗi mất bàn phím trên Xiaomi, Mifan cần làm gì để xử lý?
Hướng dẫn cách cứu máy Xiaomi bị Hard Brick với thủ thuật đơn giản
Thực ra cách unbrick Xiaomi không đơn giản như khi bạn xử lý những lỗi phần mềm quen thuộc khác. Tuy nhiên, với hướng dẫn bên dưới của Jweb, bạn vẫn có thể tự mình thực hiện:
✤ Đầu tiên, bạn cần tải về máy tính bản ROM tương thích với phiên bản chiếc Xiaomi đang sử dụng cùng phần mềm Miflash.
✤ Tiếp theo, bạn kết nối Xiaomi với máy tính. Vào Control Panel => Hardware and Sound => Device Manager. Tại đây, bạn sẽ thấy một thiết bị mang tên QHDUSB-BULK đi kèm dấu chấm than.
✤ Bạn tải về máy tính driver Qualcom và tiến hành cài đặt. Bạn rút cáp ra, gắn lại và lặp lại bước trên. Lúc này, bạn sẽ thấy một thiết bị khác với tên Qualcom HDS USB 9006 và cũng đi kèm dấu chấm than tam giác.
✤ Vào Miflash và nhấn refresh để kiểm tra xem phần mềm này có tìm thấy thiết bị hay không. Nếu có, bạn sẽ thấy nó hiện ra COMP. Nếu không, bạn sẽ thấy một dòng chữ màu đỏ với nội dung khác.
✤ Cứ để Xiaomi kết nối với máy tính khoảng 3 – 8 tiếng để pin trên máy cạn hết (chứ không phải máy được sạc pin đâu nhé). Cho đến khi đèn thông báo nhấp nháy đỏ, bạn bấm nút Nguồn nhiều lần, nếu may mắn, logo cùng biểu tượng sạc pin sẽ hiện lên.
✤ Rút cáp ra, cắm lại và cố gắng khởi động lại Xiaomi. Cho đến khi pin trên máy chỉ còn 1% thì bạn hãy refresh lại Miflash để phần mềm này nhận diện được thiết bị của bạn. Khi đó, bạn chỉ cần tiến hành reboot Xiaomi như bình thường là xong.
LƯU Ý: ✤ Nếu không thể áp dụng cách cứu máy bị brick khi up ROM kể trên, bạn nên đem máy đi bảo hành hoặc một trung tâm sửa chữa Xiaomi uy tín như Jweb. ✤ Với cách này, bạn chỉ cần bỏ ra một khoản phí nho nhỏ nhưng lại được hỗ trợ khắc phục sự cố nhanh – gọn – lẹ, chuẩn xác và an toàn. |
Trên đây là một vài cách cứu máy Xiaomi bị Hard Brick. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thủ thuật này thành công!