Màn hình và sự nâng cấp đáng kể
Tính đến thời điểm định nghĩa một chiếc smartphone ra đời là cách đây hơn 10 năm, với thiết kế dày cộm và tích hợp màn hình cảm ứng điện trở cho phép chúng ta thao tác và rèn lực ngón tay lên màn hình để thực thi các tác vụ như nhắn tin, bấm số… Tuy hơi bất tiện và nếu cho chúng ta xài thử một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng điện trở chắc chắn sẽ rất khó chịu bởi thay vì chạm nhẹ lên màn hình là có thể chọn ứng dụng hay nhắn tin chúng ta phải dùng lực ấn mạnh lên màn hình cảm ứng điện dung mới thao tác được đôi khi ấn nhẹ quá sẽ không ăn.
Nhưng đây cũng là ưu điểm của loại màn hình cảm ứng điện trở này bởi vì nó có độ bền cao, tính đến thời điểm hiện nay công nghệ màn hình cảm ứng điện trở không còn được ứng dụng trên smartphone tuy nhiên trong quân đội hay các máy ATM chúng ta thường đi rút tiền ngoài ngân hàng vẫn sử dụng loại màn hình này vì độ bền của nó.
Cảm ứng điện dung thay đổi cách thức sử dụng smartphone
Về sau thay thế dần cho màn hình cảm ứng điện trở và loại màn hình cảm ứng điện dung với thiết kế mặt kính bên trên và lớp cảm ứng điện từ bên dưới cho phép chúng ta thao tác chạm nhẹ nhàng mà không cần phải dùng lực, tuy nhiên do yếu tố mỏng nhẹ nên loại màn hình này khi sử dụng không cẩn thận sẽ rất dễ bị hư hỏng nhất là khi chúng ta để máy bị va chạm, nựt mặt kính và khả năng hư cảm ứng là điều không tránh khỏi.
Bài viết bạn có thể quan tâm:
Bạn đang sử dụng màn hình cảm ứng điện dung hay điện trở
Làm thế nào bảo vệ màn hình điện thoại tốt nhất?
Với đà phát triển công nghệ vượt bậc như hiện nay, các nhà sản xuất luôn cố gắng nâng cấp, hoàn thiện thiết bị của mình hơn vì ngoài yếu tố thời gian, đẹp, cấu hình mạnh mẽ thì độ bền cũng là một điều mà người dùng quan tâm nhiều nhất.
Công nghệ màn hình Corning Gorilla
Chúng ta đã từng nghe nói đến màn hình Gorilla Glass được trang bị trên hầu hết các dòng smartphone hiện nay, có thể điểm qua một vài model như Note 5, LG G4 hay Sony Z5 điều sử dụng công nghệ màn hình Gorilla Glass thế hệ thứ 4 mới nhất cho khả năng chống trầy xướt, chống bụi, độ bền cao nhất hiện nay.
Con khỉ đột Gorilla huyền thoại
Về cơ bản nếu sử dụng một chiếc điện thoại được trang bị loại kính Gorilla Glass thì bạn có thể không cần phải đi dán màn hình hay bất cứ gì phủ lên màn hình điện thoại hết vì cơ bản nó đã cho khả năng bảo vệ màn hình tốt nhất nhưng khi bạn thao tác nhiều hoặc để máy bị va chạm thì khó có khả năng tránh khỏi tình trạng hư hỏng mặt kính màn hình.
Công nghệ màn hình Moto ShatterShield
Vào tháng 10/2015, hãng Motorola đã giới thiệu đến người dùng trên thế giới chiếc smartphone Droid Turbo 2 với cấu hình mạnh mẽ cùng cùng công nghệ màn hình mà hãng này gọi là ShatterShield, có khả năng giúp smartphone chống bị vỡ màn hình khi có va chạm hoặc tác động mạnh.
Motorola cho biết họ đã mất thời gian 3 năm để có thể phát triển và hoàn thiện công nghệ màn hình ShatterShield này, với thiết kế 5 lớp nhằm mang lại độ bền cao nhất cho màn hình smartphone.
Cấu tạo cơ bản Shatter Shield
Đầu tiên là phần lõi được làm từ khung nhôm rắn, giúp tăng tính ổn định và vững bền cho toàn bộ phần màn hình đặt lên phía trên. Kế đến là màn hình AMOLED. Bên cạnh việc cho chất lượng hình ảnh rực rỡ và chi tiết, tính linh hoạt của lớp màn hình AMOLED cũng giúp nó hấp thụ tốt các chấn động, đồng thời không bị tổn hại khi smartphone bị rơi rớt.
Công nghệ ShatterShield có tới 5 lớp thành phần nhằm giúp màn hình smartphone không thể vỡ
Tiếp theo là hai lớp cảm ứng. Sở dĩ có đến tận hai lớp cảm ứng là do thông thường khi bạn làm rơi smartphone lớp cảm ứng sẽ dễ bị hư hỏng và không thể hoạt động nữa. Tuy nhiên, với việc được trang bị thêm một lớp cảm ứng dự phòng, smartphone của bạn sẽ vẫn phản hồi tốt cho dù một lớp cảm ứng đã dừng hoạt động. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cần phải đi thay màn hình điện thoại ngay cả khi có lỡ tay làm rớt máy. Lớp phía trên là phần kính bảo vệ, chống vỡ và nứt. Và lớp ngoài cùng cũng là một lớp kính bảo vệ khác với lớp phủ đặc biệt nhằm giúp màn hình chống hao mòn và hư hỏng.
Dán cường lực bảo vệ màn hình
Đây là điều mà mọi người thường hay làm khi mua một chiếc điện thoại mới, dán màn hình không chỉ giúp bảo vệ màn hình khỏi trầy xướt mà nhiều khi còn cho cảm giác sử dụng trơn tru hơn.
Do độ phổ biến và nhu cầu dùng miếng dán màn hình ngày một nhiều cho nên trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện nhiều loại miếng dán màn hình như dán nhám, miếng dán màn hình chống bám vân tay, miếng dán màn hình 3D… Nhưng cái mà trong bài viết này Jweb khuyên mọi người nên dùng đó chính là miếng dán cường lực.
Lý do rất đơn giản vì đây là loại miếng dán dày hơn so với các loại miếng dán màn hình thông thường, có độ cứng và đàn hồi cao, hiển nhiên một số loại miếng dán cường lực có cả khả năng chống trầy xướt tốt cho nên để bảo vệ màn hình tối đa thì bạn nên chọn cách này.
Tuy nhiên trên thị trường hiện nay đã xuất hiện nhiều loại miếng dán màn hình chất lượng kém thậm chí còn gây tổn hại hơn cho chiếc máy của bạn do đó khi lựa chọn mua miếng dán màn hình nên xem xét kỷ.
Phân biệt miếng dán màn hình dỏm và chất lượng
Dùng ốp lưng dày
Ốp lưng là chiếc vỏ bảo vệ phần mặt lưng điện thoại. Trang bị một chiếc ốp lưng ngoài yếu tố thời trang còn giúp cho mặt sau của máy được bảo vệ khỏi các vết xước. Ngoài ra, nếu ốp lưng làm bằng cao su dày, chiếc điện thoại của bạn cũng được bảo vệ tốt hơn khi máy bị rơi. Bên cạnh đó, ốp lưng hiện nay mẫu mã rất đa dạng, góp phần làm thể hiện cá tính của các bạn hơn. Tuy nhiên, dùng ốp lưng có một nhược điểm là làm máy bị bí, khi sử dụng quá nóng sẽ làm hại máy.
Dùng Flipcover
Flipcover có thể coi là sự bảo vệ kết hợp của hai món phụ kiện trên. Flipcover thực chất là một chiếc nắp lưng có gắn thêm một mặt trước để bảo vệ cho màn hình của bạn khỏi những vết xước do vô tình. Flipcover chủ yếu làm bằng da, được dán vào một lớp nhựa mica cứng. Do đó khi sử dụng Flipcover bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi màn hình smartphone được bảo vệ rất an toàn rồi nhé.
Mặc dù bảo vệ khá triệt để chiếc điện thoại của bạn, nhưng Flipcover lại có nhược điểm là không bền. Bởi lẽ, do phần da được dán vào mặt nhựa, nên sau một thời gian sử dụng nó rất dễ bung ra. Hơn thế nữa, phần mặt da rất dễ bẩn. Và cuối cùng là giá thành của một chiếc Flipcover cao hơn nhiều so với miếng dán màn hình hay ốp lưng.
Những chia sẻ của Jweb trên đây phần nào giúp cho các bạn có thể an tâm hơn khi sử dụng điện thoại mà không lo bị nứt hay vỡ màn hình. Nếu chẳng may bạn gặp sự cố xảy ra cho chiếc dế yêu của mình thì có liên hệ ngay Jweb để được hỗ trợ kịp thời về dịch vụ thay màn hình kèm mức giá tốt nhất thị trường.
»» Tham khảo thêm: Phân biệt điện thoại bị hao pin hay hao nguồn