Điện thoại dùng nhiều nên bị nóng là điều hiển nhiên. Nhưng nếu điện thoại không dùng vẫn nóng, có thể chiếc dế yêu của bạn đã gặp phải một vấn đề nào đó ở phần cứng hoặc phần mềm.
Nóng máy là hiện tượng xảy ra trên mọi smartphone, từ những thiết bị bình dân cho đến những chiếc flagship cao cấp. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện khi người dùng trải nghiệm máy ở cường độ cao liên tục, như khi bạn chơi game, xem phim,… trong suốt một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, nhiều người lại gặp phải tình trạng điện thoại bị nóng khi không sử dụng. Đây rõ ràng là một sự cố bất thường, thậm chí có thể liên quan đến những bộ phận bên trong của máy.
Điện thoại không dùng vẫn nóng do đâu?
Tình trạng điện thoại bị nóng khi không dùng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Đôi khi, sự cố này chỉ liên quan đến thói quen trải nghiệm của người sử dụng. Thế nhưng, trong một vài trường hợp khác, đây lại là một lỗi liên quan đến các vấn đề ở phần mềm và phần cứng.
Dưới đây là một vài “thủ phạm” thường gặp của lỗi smartphone không dùng mà vẫn nóng:
✤ Bạn đang để dế yêu ở môi trường có nhiệt độ cao. Máy đang bị ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp hoặc đang được đặt cạnh các vật tỏa nhiệt.
✤ Bạn sử dụng ốp lưng hoặc bao da quá dày cho smartphone. Khi đó, khả năng “thoát nhiệt” từ máy cũng bị cản trở. Và điều này khiến điện thoại không dùng vẫn nóng.
✤ Trên điện thoại có ứng dụng đang chạy ngầm. Với trường hợp điện thoại iPhone không dùng vẫn nóng, tính năng làm mới ứng dụng nền cũng có thể là một yếu tố gây ra hiện tượng này.
✤ Bạn đang sạc pin cho dế yêu bằng nguồn điện không ổn định. Bạn sử dụng bộ sạc kém chất lượng, không phù hợp để sạc pin cho máy.
✤ Các kết nối trên máy như Wifi, 3G/4G, Bluetooth,.. vẫn đang được kích hoạt. Đây vừa là nguyên nhân khiến máy bị nóng, vừa là một lý do của lỗi hao pin nhanh, cho dù máy không được sử dụng.
✤ Hệ điều hành của điện thoại bị lỗi. Phần mềm trên máy bị xung đột. Pin bị chai, IC nguồn bị hư hỏng hoặc các linh kiện bên trong bị chạm. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến của lỗi điện thoại bị nóng dù không dùng.
=> QC: Vỡ mặt kính là tình trạng mà bạn đang gặp phải trên chiếc Samsung S20 Fe cao cấp. Bạn đang cần tìm cho mình một địa chỉ uy tín để thay mặt kính Samsung S20 Fe mới cho máy. Lúc này, hãy nhanh chóng liên hệ Jweb ngay để được hỗ trợ. Tại đây, tình trạng vỡ mặt kính sẽ được hỗ trợ và khắc phục.
Khắc phục điện thoại bị nóng khi không sử dụng thế nào?
Điện thoại Samsung không dùng vẫn nóng, iPhone bị nóng bất thường ngay cả trong thời gian “nghỉ ngơi”. Đây đều là những hiện tượng thường gặp và khiến người dùng cảm thấy lo lắng lẫn hoang mang.
Để khắc phục sự cố này, bạn nên:
► Dù máy đang ở trong trạng thái “nghỉ ngơi”, bạn vẫn cần để máy trong môi trường thoáng mát. Tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp và các vật tỏa nhiệt, nhất là những thiết bị điện tử khác.
► Bạn cần bảo vệ điện thoại bằng ốp lưng/bao da có độ dày vừa phải. Khi sạc pin, bạn nên sử dụng nguồn điện ổn định cùng bộ sạc chính hãng, chất lượng.
► Tắt bỏ các ứng dụng chạy ngầm cùng một số tính năng không cần thiết trên máy. Chẳng hạn dịch vụ định vị, làm mới ứng dụng trong nền trên iPhone.
► Tắt bỏ các kết nối trên điện thoại, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng. Để khắc phục lỗi điện thoại Android không dùng vẫn nóng, đây là một thủ thuật bạn không thể bỏ qua.
LƯU Ý:Khi những thủ thuật nêu trên không hiệu quả, bạn cần nhanh chóng gửi gắm dế yêu cho một trung tâm sửa chữa smartphone uy tín. Lúc này, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có cách khắc phục khác nhau cho lỗi điện thoại không dùng vẫn nóng. Có thể bạn chỉ cần chạy lại phần mềm cho máy. Hoặc nếu nghiêm trọng, bạn sẽ cần thay pin, IC nguồn hoặc những linh kiện bị hư hỏng khác (nếu có). |
Có thể bạn quan tâm:
- Thay màn hình điện thoại có mất dữ liệu không?
- Điện thoại không tự kết nối Wifi và cách xử lý